Cách chống thấm nhà vệ sinh như thế nào là tốt nhất? Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều gia đình đặt ra khi tiến hành xây dựng hay cải tạo nhà. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và giới thiệu phương pháp chống thấm hiện đại nhất hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Nguyên nhân của nhà vệ sinh bị thấm?
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng diễn ra khá thường xuyên hiện nay ở các công trình. Nguyên nhân có thể kể đến như :
- Trong quá trình thi công nhà thầu không xử lý kĩ trong khâu đổ bê tông sàn khu vực nhà vệ sinh, không được chống thấm kỹ, không đúng kỹ thuật chống thấm khi tiến hành hoàn thiện.
- Hệ thống ống dẫn nước bị vỡ, rò rỉ hoặc tắc.
- Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông.
- Nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
- Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
- Các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống.
- Thiết bị vệ sinh bị chảy nước do hư hỏng…
Các hạng mục nhà vệ sinh cần chú ý khi làm chống thấm
Trước khi bước vào tiến hành thi công chống thấm, các đội thợ sẽ chú ý tới các hạng mục dưới đây:
- Kiểm tra hệ thống thoát nước trong nhà vệ sinh để đảm bảo không có tắc nghẽn hoặc chảy không tốt. Nếu hệ thống thoát nước không hoạt động đúng cách, nước có thể dễ dàng tràn ngập nhà vệ sinh và gây ra tình trạng thấm dột.
- Kiểm tra xem liệu lớp chống thấm trên bề mặt sàn, tường, và trần có còn hiệu quả hay không. Nếu phát hiện các vết nứt, điểm yếu, hoặc lớp chống thấm đã hỏng hóc, cần phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế để đảm bảo tính năng chống thấm tốt nhất. Các bước làm chi tiết như sau:
+) Bước 1: Bạn cần cạo sạch lớp sơn bị bong tróc. Rồi vệ sinh những chỗ bị thấm.
+) Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt bị co giãn do vật liệu xây dựng lâu ngày.
+) Bước 3: Trám những vết hở này lại bằng keo chuyên dụng đàn hồi, hồ vữa với tường nội thất. Sử dụng bột chuyên trét tường dành cho tường ngoại thất.
+) Bước 4: Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm để xử lý. Phải đảm bảo bề mặt sơn sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm của tường nhỏ hơn 16%. Có thể sử dụng máy phun sơn chống thấm hoặc các biện pháp lăn chống thấm thủ công. Tuy nhiên việc sử dụng máy luôn được ưu tiên hơn cả bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Lớp sơn chống thấm khi được phun ra từ máy phun sơn sẽ rất đồng đều, không hề bị chảy xệ. Với áp suất của máy lên đến trên 1000PSI, mọi vật liệu sẽ được xé tơi trước khi đưa ra ngoài không trung, tăng khả năng bám dính lên đến 100%. Hơn nữa sẽ tiết kiệm tối đa việc bị rơi vãi, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đáng kể.
- Kiểm tra kỹ càng kết cấu của cửa và cửa sổ trong nhà vệ sinh. Nếu cửa hoặc cửa sổ không được làm kín đúng cách, nước mưa hoặc nước từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập vào nhà vệ sinh và gây thấm dột.
Như vậy trên đây là những thông tin về cách chống thấm nhà vệ sinh chi tiết và hiệu quả nhất. Hy vọng đó là lượng kiến thức hữu ích đối với tất cả các bạn.